Khó khăn trong việc xác định diện tích phòng bếp là vấn đề của nhiều người. Bởi đây là không gian khá quan trọng trong căn phòng. Nếu không tìm được kích thước phòng bếp phù hợp thì rất khó có thể mang tới sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Lựa chọn diện tích phòng bếp tương ứng theo các mẫu 12m2, 15m2, 20m2, 25m2.. có thật sự chính xác? Hãy lắng nghe bài viết này của chúng tôi để biết thêm chi tiết.
- 4 cách giúp nội thất phòng bếp rộng gấp 2
- Nội thất phòng bếp chung cư gồm những món đồ nào?
- 30+ mẫu phòng bếp chung cư mini nhỏ đẹp full tiện nghi
- Các mẫu diện tích phòng khách phổ biến nhất hiện nay
- 4 lý do nên thuê thiết kế nội thất cho nhà chung cư
Xác định diện tích phòng bếp dựa trên yếu tố nào?
Để có thể biết được một cách chính xác về kích thước cũng như diện tích của phòng bếp gia đình cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Một trong số đó chính là nhu cầu sử dụng cũng như những món đồ nội thất trong phòng bếp. Nếu nhu cầu sử dụng của gia đình không quá cao thì có thể lựa chọn những mẫu diện tích tiêu chuẩn dạng nhỏ. Thích hợp với những không gian phòng bếp chung cư bình dân hoặc chung cư mini.
Với những gia đình muốn đầy đủ nội thất trong phòng bếp thì cần có thiết kế nội thất phòng bếp hợp lý. Từ đó sắp xếp nội thất một cách hợp lý nhất. Có thể kể tên những món đồ nội thất trong phòng bếp như tủ lạnh, kệ bếp, tủ bếp, chậu rửa…
Ngoài ra, quan trọng nhất vẫn là diện tích tổng thể của căn nhà là bao nhiêu? Từ đó điều chỉnh diện tích phòng bếp một cách hợp lý và hài hoà so với phòng khách, phòng ngủ và phòng tắm.
Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý đúng tiêu chuẩn?
Theo nghiên cứu của chúng tôi hiện nay qua các dự án chung cư, biệt thự trong năm 2018. Diện tích phòng bếp được nhiều người sử dụng nhất là 12m2, 17m2, 22m2, 27m2. Với những mẫu diện tích chung và cơ bản này những kiến trúc sư nội thất có thể dễ dàng hơn khi làm việc. Họ có thể đưa ra những phương án sắp xếp nội thất sao cho thoả mãn nhất các yếu tố như diện tích, thói quen sinh hoạt cũng như nhu cầu của gia chủ.
Tuy nhiên, không nên quá cứng nhắc trong việc lựa chọn diện tích phòng bếp. Bởi chúng cần phải có kích thước tương ứng với diện tích tổng thể của căn nhà. Sao cho không làm giảm diện tích trong những không gian khác. Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cũng như sinh hoạt của đại gia đình. Hãy tham khảo kỹ càng các mẫu diện tích phòng bếp cũng như cách sắp xếp thiết kế sao cho thuận lợi nhất trong sinh hoạt hàng ngày.
Khoảng cách tối thiểu các món đồ nội thất phòng bếp
Để có thể sắp xếp và tối ưu diện tích trong phòng bếp thì cần phải nắm rõ kích thước của món đồ nội thất. Qua đó tính toán khoảng cách tối thiểu tới các món đồ nội thất khác sao cho diện tích tối ưu nhất.
Tủ lạnh
Với những không gian phòng bếp rộng có thể lựa chọn các mẫu tủ lạnh 2 cánh. Sẽ giúp thoải mái hơn khi sử dụng và đựng thực phẩm cho gia đình. Với những phòng bếp diện tích nhỏ thì nên lựa chọn các mẫu tủ lạnh 1 cánh.
Nếu sử dụng tủ lạnh 1 cánh thì kích thước chiều rộng dành cho chúng sẽ khoảng 0,6m đổ lại. Còn nếu bạn sử dụng tủ lạnh 2 cánh thì kích thước là 1m. Chiều sâu của tủ lạnh cũng rơi vào khoảng từ 0,5 cho tới 0,7m và thường được bố trí cửa mở từ trái qua phải. Do đó nên bài trí tủ lạnh trước bàn bếp và kệ bếp, chậu rửa sao cho thuận tiện khi sử dụng.
Chậu rửa
Sẽ là thuận tiện hơn cho gia chủ trong việc sinh hoạt khi lấy thực phẩm trong tủ lạnh và sẵn sàng chế biến để nấu nướng bằng chậu rửa. Với việc bố trí chậu rửa cạnh tủ lạnh sẽ giúp rút ngắn thời gian trong vấn đề này. Chậu rửa có thể bố trí ngay bên cạnh tủ lạnh với phòng bếp chữ L hoặc đối diện theo kiểu chữ U hoặc song song.
Kích thước bồn rửa từ 60-80cm là kích thước khá phổ biến hiện nay.
Bếp nấu
Nên bố trí kệ bếp cách chậu rửa từ 50-60cm sao cho khi rửa, sơ chế không bị bắn nước vào bếp. Với những mẫu bếp hiện nay thì kích thước của chúng rơi vào khoảng 30-40cm và cao khoảng 90cm. Phù hợp với tầm vóc và chiều cao của người dân Việt Nam hiện nay
Chúng ta nên bố trí Tủ Lạnh => Chậu Rửa => Kệ Bếp sao cho thuận tiện nhất trong việc chế biến thức ăn.
Đây là 3 món đồ cơ bản nhất trong phòng bếp hiện nay. Tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà có thể mua thêm lò vi sóng hoặc lò nướng, máy rửa chén… Những món đồ này có kích thước không lớn nên gia chủ có thể cân nhắc sử dụng trong phòng bếp và cất đi khi không sử dụng. Với 3 món đồ này, diện tích phòng bếp tiêu chuẩn không tốn quá nhiều và gia chủ có thể bố trí bàn bếp theo hình dạng song song, chữ U hoặc chữ L để thuận tiện trong chế biến đồ ăn.
Những sai lầm khiến diện tích phòng bếp nhỏ hơn
Khá nhiều trường hợp diện tích thực của phòng bếp khá lớn nhưng khi sử dụng luôn có cảm giác nhỏ hơn thực tế. Việc này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Và nguyên nhân lớn nhất đó chính là không thuê thiết kế nội thất phòng bếp. Dẫn tới việc sử dụng bài trí các món đồ này một cách tự phát. Không đồng nhất với nhau và hệ quả là không khớp, không khoa học.
Chính vì thế, gia chủ nên lựa chọn phương án thuê kiến trúc sư để thiết kế phòng bếp đảm bảo diện tích. Giúp cho khi sử dụng phòng bếp luôn đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng và sinh hoạt.
Diện tích phòng bếp nhỏ làm sao để khắc phục?
Không phải gia đình nào cũng có điều kiện để có một phòng bếp diện tích rộng rãi. Chính vì thế nếu như phòng bếp gia đình bạn có diện tích nhỏ thì đừng buồn nhé. Hãy thử một số cách sau đây để mở rộng không gian phòng bếp gia đình.
Bổ xung nguồn ánh sáng
Muốn diện tích phòng bếp hợp lý có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng thì bổ xung nguồn sáng là việc đầu tiên phải làm. Có thể bổ xung ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo. Dù là nguồn sáng nào cũng khiến phòng bếp sáng sủa hơn. Tạo cảm giác rộng hơn cho người sử dụng.
Chọn gam màu sáng cho phòng bếp
Một cách nữa giúp phòng bếp có cảm giác rộng đó là chọn những gam màu tươi sáng. Chúng cũng giúp trí não có cảm giác căn phòng có diện tích lớn hơn thực tế. Phương pháp đánh lừa thị giác được sử dụng nhiều cho những không gian phòng nhỏ.
Tận dụng các khoảng trống
Những khoảng không trên cao luôn mang tới rất nhiều diện tích cho phòng bếp. Nếu phòng bếp nhà bạn có kích thước nhỏ. Hãy tận dụng phía mặt trên của tủ lạnh, tủ bếp để đặt những vật dụng trong phòng bếp. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng thường xuyên hay không hàng ngày mà vị trí đặt sẽ khác nhau. Cũng đừng quên những mắc treo được đính trên tường. Chúng cũng giúp căn phòng bếp gọn gàng hơn qua đó tạo cảm giác rộng hơn.
Với những gì chúng tôi chia sẻ trên đây. Hy vọng các độc giả đã phần nào nắm được diện tích phòng bếp chuẩn và như thế nào là hợp lý rồi nhé. Tuy nhiên điều độc giả cần quan tâm không phải là diện tích phòng bếp rộng hay hẹp mà nên chú ý tới tính thuận lợi khi sử dụng cũng như tính thẩm mỹ của phòng bếp. Sao cho khi sử dụng thật thoải mái và có thể mang tới những bữa cơm ngon cho gia đình nhé.
Đừng quên hãy lên kế hoạch thật kỹ càng và tham khảo ý kiến của những kiến trúc sư để mang tới những cách sắp xếp khoa học trong gia đình. Khi đó sẽ không cần quan tâm quá nhiều tới kích thước và diện tích bếp gia đình nhé.