Cửa sổ phòng thờ là cần thiết và nên có trong mỗi không gian thờ cúng. Chúng tạo nên sự thông thoáng đáng kể cho không gian và người sử dụng. Chưa bàn tới vấn đề phong thủy thì việc không có cửa sổ sẽ để lại quá nhiều vấn đề liên quan tới an toàn. Do vậy trước khi nghĩ tới việc mang tới may mắn tài lộc thì cần phải đảm bảo độ an toàn bằng cách trang bị cửa sổ cho phòng thờ nhé.
Cửa sổ phòng thờ có tác dụng gì?
Cứ mải chú ý tới tác dụng phong thủy mà quên đi mất những tác dụng thông thường của hệ thống cửa, cửa sổ, cửa thông gió của khu vực này. Có quá nhiều bài học được rút ra khi không bố trí cửa sổ trong khu vực này.
Tạo sự thông thoáng
Đầu tiên chính là sự thông thoáng cần thiết trong các không gian này. Hãy thử nghĩ xem nếu cứ hương khói kết hợp đốt vàng mã mà không có hệ thống cửa sổ thông thoáng thì sao? Lúc này nếu ở trong khu vực này có thể bị ngạt thở lúc nào không hay. Chính vì thế lúc nào cũng cần phải đảm bảo sự thông thoáng cho khu vực phòng thờ này. Hạn chế tình trạng quá nhiều hương khói dẫn tới các vấn đề liên quan tới cháy nổ hỏa hoạn và sự an toàn.
Khả năng thoát hiểm
Nếu chẳng may có hỏa hoạn thì phòng thờ có cửa sổ cũng có thể làm tăng thêm khả năng thoát hiểm. Đặc biệt các phòng thờ đặt trên tầng cao nhất thì lại càng quan trọng yếu tố này. Đã có nhiều trường hợp hỏa hoạn nhưng không có lối thoát do xây chuồng cọp hoặc không có cửa sổ thoát hiểm. Vì thế đảm bảo an toàn nhất đề phòng hỏa hoạn thì nên có bố trí cửa sổ khu vực này.
Tài lộc may mắn
Sự xuất hiện của cửa sổ phòng thờ có thể ảnh hưởng tới khả năng tài lộc và may mắn của gia chủ. Tùy theo hướng, vị trí và nhiều yếu tố khác mà vấn đề này sẽ là khác nhau. Tuy nhiên với những ai không quá quan tâm tới phong thủy thì có thể bỏ qua yếu tố này.
Phòng thờ có cần cửa sổ không?
Sau khi đã nắm được những tác dụng của phần cửa sổ trong khu vực tâm linh phòng thờ thì chắc hẳn nhiều người đã trả lời được câu hỏi này. Sự xuất hiện của chúng là cực kỳ cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu có thể thì hãy bố trí từ ít nhất 1 cửa sổ trong phòng thờ. Ngoài ra nếu không gian rộng cũng có thể bài trí nhiều hơn để vừa đẹp vừa thông thoáng lại tạo cảm giác an toàn hơn.
Đi kèm đó còn cần tính toán kích thước sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Chưa kể các yếu tố khác như sử dụng cửa cũng như hệ thống rèm đi kèm. Hãy sử dụng tư vấn của những người có kinh nghiệm để đưa ra thiết kế phù hợp nhất.
Phòng thờ có nên mở cửa sổ không?
Khi đã có cửa sổ thì tất nhiên phải sử dụng để đảm bảo nhất tác dụng của chúng như tạo sự thông thoáng cũng như cung cấp ánh sáng. Những lúc nên mở là lúc vệ sinh, làm sạch hoặc thắp hương, đốt vàng mã để đảm bảo hương khói được thoát ra ngoài. Tránh quá bí có thể gây ngạt thở với những mùi khó chịu.
Sau khi đã hoàn thành các hoạt động này tốt nhất nên đóng cửa lại để đảm bảo tránh mưa gió hắt vào gây ảnh hưởng. Chưa kể 1 số động vật, chim chóc cũng có xu hướng chui vào các khu vực ấm áp. Hoặc với những người quan tâm tới phong thủy thì cũng đảm bảo rằng tài lộc may mắn không vì thế mà bị thất thoát.
Không bố trí được cửa sổ phòng thờ phải làm sao?
Có khá nhiều trường hợp khách hàng không thể bố trí thêm phòng thờ vì nhiều lý do như diện tích, không gian hoặc vị trí không cho phép. Lúc này chúng ta cần tìm cách khắc phục để giải quyết vấn đề mùi hương khói. Lúc này sử dụng các hệ thống hút mùi chuyên dụng cho không gian này. Chúng sẽ thay nhiệm vụ cửa sổ làm thông thoáng hút mùi hút khói cho phòng thờ. Nhờ đó mà không gian này luôn thông thoáng một cách tối đa.
Kích thước cửa sổ phòng thờ nên để bao nhiêu phù hợp?
Khi đã quyết định bố trí cửa sổ vào khu vực này thì cũng đừng bỏ qua kích thước. Chúng sẽ ảnh hưởng tới việc đặt cửa sổ tương ứng cũng như rèm cửa đi kèm. Vì thế nắm được kích thước sẽ rất quan trọng. Kích thước này cần đảm bảo sự thông thoáng cần thiết và thoát hiểm khi cần.
Một số kích thước tham khảo cho khách hàng:
- Chiều cao: 59 – 62 – 69 – 88 – 89 – 125 – 133 – 144.
- Chiều rộng: 47 – 61 – 69 – 85 – 89 – 108 – 125 – 126.
- Loại 1 cánh
- Rộng: (590 – 620), (670 – 690) (mm)
- Cao: (1060 – 1090), (1250 – 1280) và (1450 – 1480) (mm)
- Loại 2 cánh
- Rộng: (1060 – 1090), (1250 – 1280) và (1450 – 1480) (mm)
- Cao: (1060 – 1090), (1250 – 1280) và (1450 – 1480) (mm)
- Loại 4 cánh
- Rộng: (1920 – 1980), (2110 – 2180) và (2310 – 2370) (mm)
- Cao: (1060 – 1090), (1250 – 1280) và (1450 – 1480) (mm)